Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa Gồm Những Gì? (Cách Sắp Xếp Đúng)

Bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì đó là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả, khách hàng khi mua sản phẩm tại cửa hàng Đồ Thờ Mỹ An Khang.

Trong nội dung này, chúng tôi chia sẻ với bạn đọc một cách sắp xếp bàn thờ thần tài ông địa với đầy đủ các đồ mình cần có, ý nghĩa của từng món đồ. Qua đó, giúp bạn xác định được vị trí đặt đồ, những đồ không thể thiếu và tầm quan trọng của từng món đồ.

Sắp xếp đồ đặt trên bàn thờ thần tài ông địa
Sắp xếp đồ đặt trên bàn thờ thần tài ông địa

Bàn thờ thần tài ông địa gồm có những gì?

Thông thường bàn thờ thần tài ông địa gồm có những vật phẩm sau: bàn thờ, bài vị, tượng thần tài ông địa, lư hương, bình hoa, đĩa trái cây, cóc, tỳ hưu, 3 hũ gạo – muối – nước…

Tùy vào nhiều yếu tố và mục đích của việc đặt bàn thờ thần tài mà chúng ta có những tùy chọn khác nhau trên bàn thờ thần tài. Tuy nhiên, trong nội dung này chúng tôi sẽ đưa ra vấn đề chung và liên quan tới tất cả bàn thờ thần tài ông địa, dù bạn đặt ở vị trí kinh doanh, văn phòng công ty hay đặt tại gia đình.

Chúng tôi cung cấp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ ông địa

Cần gì hãy liên hệ chúng tôi

Zalo: 038 9499 196 (Hỗ trợ tư vấn 24/7)

#1 Bàn thờ

Có rất nhiều hình dáng và kích thước của bàn thờ khác nhau. Thông thường, những loại bàn thờ mà gia chủ muốn đặt đầy đủ đồ lên thì thường chọn kích thước có lỗ ban từ khoảng 61 trở lên. Bạn có thể tham khảo những bàn thờ thần tài ông địa do Mỹ An Khang sản xuất để chi tiết hơn. Đối với những bàn thờ to thì thông thường chúng ta sẽ thờ 3: ông địa, thần phát, thần tài. Còn nếu bàn thờ nhỏ hơn 61 thì thông thường chúng ta chỉ bố trí 2 ông: ông địa và thần tài mà thôi.

[bantho-shortcode]

#2 Bài vị thần Tài Ông Địa

Bài vị Thần Tài Ông Địa là một trong những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ông địa. Bài vị thường đặt ở vị trí trong cùng sau lưng Thần Tài và Ông Địa. Đây là tấm bài vị ghi danh hiệu của các vị thần. Quý khách có thể tham khảo mẫu bài vị cao cấp được dát vàng 24k hiện đang được chúng tôi cung cấp.

bàn thờ ông địa gồm những gì
Bài vị là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ông địa (Sản phẩm được chúng tôi cung cấp)

Quý khách muốn thỉnh mẫu bài vị cao cấp này có thể tham khảo giá chi tiết TẠI ĐÂY hoặc kết nối Zalo: 0389499196 để đặt hàng

#3. Tờ hiệu

Tờ hiệu là tờ viết tên Gia chủ và tên người được thờ. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình Dị hiệu ở cuối bài). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Thí dụ lời viết dùng cho bàn thờ thần tài ông địa thường như sau:

Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.

Tờ hiệu thần tài
Tờ dị hiệu thần tài đã được ghi

#4. Tượng 3 Ông địa, thần phát, thần tài

Như tôi đã nêu ở mục 1, chúng ta cần có bắt buộc là ông địa và thần tài, còn thần phát nếu bàn thờ của bạn có chiều ngang từ 61 trở lên thì có thể bố trí được cả 3 ông. Cuối nội dung tôi có tổng hợp những lưu ý mà chúng ta cần tránh khi bố trí tổng quan trên bàn thờ. Vị trí đặt các ông như sau: Ông địa đặt bên phải ban thờ, thần phát ở giữa ban thờ và thần tài ở bên trái ban thờ.

Hình ảnh 1 số mẫu tượng thần tài ông địa được chúng tôi cung cấp

bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì
Một số mẫu tượng thần tài ông địa được chúng tôi cung cấp

Nếu quý khách chưa thỉnh tượng Thần Tài Ông Địa hãy kết nối Zalo 0389499196 để được tư vấn chọn mẫu ưng ý. Ngoài ra quý khách cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu tượng thần Phát Tại Đây

#5 Bát hương

Trên bát hương có mặt nguyệt, và mặt nguyệt cần được hướng thẳng ra ngoài.

Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.

#6 Hũ gạo và hũ muối

Hũ gạo được đặt bên phải ban thờ, và hũ muối được đặt bên trái ban thờ.

Chúng ta nên có định kỳ thay gạo trong hũ và thường xuyên kiểm tra hũ gạo xem có bị mốc, một không. Ví dụ, chúng ta có thể 2-3 tháng thay gạo 1 lần. Khi thay gạo chúng ta nên giữ lại một nửa gạo trong hũ, nửa còn lại chúng ta nên để vào hũ gạo ăn của gia đình, đó là lộc. khi chúng ta thêm gạo mới thì nên để gạo mới ở dưới cùng, sau đó nửa gạo cũ còn lại chúng ta lại để lên trên gạo mới để lần thay sau bạn lấy được gạo cũ ra.

#8 Đĩa hoa quả

Một lưu ý rất quan trọng đó là đĩa qua quả không để vượt quá mặt nguyệt của bát hương

#9 Khay nước

Nếu chúng ta dùng 3 chén thì trong các chén đó lần lượt là: Rượu, trà khô, nước.

Còn nếu chúng ta dùng 5 chén thì lần lượt là: Rượu, trà khô, nước, gạo, muối

#10 Lọ hoa và ống hương

Nếu chúng ta dùng 1 lọ hoa thì chúng ta đặt lọ hoa bên trái của ban thờ, ống hương đặt bên phải của ban thờ. Điều này cũng không có vấn đề kiêng kị gì.

#11 Long Quy

Được đặt bên trái của ban thờ, đầu long quy hướng ra ngoài để chấn sát

Long quy chấn sát
Sử dụng Long Quy giúp chấn sát

Là một trong hai linh vật chủ yếu được sử dụng, Long Quy là tượng của con rùa đầu rồng (hay con rùa hóa rồng) tác dụng chính để chấn sát (kịch tà). Lực kịch tà của Long Quy rất mạnh chính vì thế khi đặt thì chúng ta nhớ đặt ở hướng quay ra và vị trí đặt nên chọn phía bên trái của ban thờ.

#12 Cóc thiềm thừ

Được đặt bên phải của ban thờ, đầu hướng vào bát hương

Cóc thiềm thừ, cóc tài lộc
Cóc thiềm thừ hay còn gọi là cóc tài lộc

Thiềm thừ là con cóc 3 chân và cũng thường được dân gian gọi với tên cóc tài lộc. Thiềm thừ vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chánh với tiên ông Lưu Hải.

#13 Tỳ Hưu

Để 1 cặp tỳ hưu 2 bên mua chân đôn để Long quy và Cóc Thiềm Thừ

Nếu mẫu bàn thờ thần tài ông địa của bạn đã có sẵn cặp tỳ hưu thì không cần sắp xếp thêm một cặp tỳ hưu nữa.

#14 Ngũ phúc hoa mai

Ngũ phúc hoa mai được treo dọc 2  bên của ban thờ

#15 Năm đồng hoa mai

5 đồng hoa mai tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn, bản chất chúng ta đặt lên bàn thờ với mục đích chấn kích, làm tăng phúc lên thì sẽ làm tăng tài

5 Đồng hoa mai vàng ngũ phúc lâm môn

Vị trí đặt của 5 đồng hoa mai: lần lượt đặt dưới các vị trí: thần tài, ông địa, bát hương, long quy, thiềm thừ

#16 Gạo kim tiền (Gạo vàng thần tài)

Gạo Kim Tiền để nạp tài cho bát hương: Gạo vàng thần tài được xem là một vật cực kỳ may mắn. nó được chế tạo từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng các nguyên lý ngũ hành KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ một cách nghiêm tục. Sức linh nghiệm đặc biệt mạnh, là một vật thần lực mạnh mà nhà nhà nên có trong gia đình.

Một vài điều cần lưu ý khi sắp xếp các vật dụng trên bàn thờ thần tài

  • Không đặt đĩa trái cây cao hơn mặt nguyệt bát hương
  • Đặt đúng các vị trí như nội dung chúng tôi hướng dẫn phía trên, và những lưu ý đi kèm
  • Giữ cho ban thờ sạch sẽ
  • Thể hiện sự trang nghiêm, cầu tài khi thắp hương khấn vái.

>> Đọc thêm: Cách trang trí bàn thờ thần tài để chiêu tài đón lộc


Cuối cùng mời quý khách tham khảo một số cách bố trí các vật phẩm trên bàn thờ ông địa qua một số ảnh Feedback được khách hàng chúng tôi gửi tặng

bàn thờ thần tài gồm có những gì
Hình ảnh sắp xếp các đồ dùng cần thiết trên bàn thờ thần tài (ảnh khách hàng gửi tặng)
bàn thờ thần tài gồm những gì
Ảnh được khách hàng mua bàn thờ gửi tặng

Đồ Thờ Mỹ An Khang xin kính chúng quý khách hàng Tấn Tài, Tấn Lộc, Vạn Sự Như Ý!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin Khuyến Mãi

Chat Facebook