Ngày “Vía Thần Tài” Nên Cúng Như Thế Nào Để Cả Năm Rước Lộc
Hàng năm cứ đến Mồng 10 tháng Giêng nhà nhà lại tấp nập chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài, đặc biệt là những gia đình làm nghề kinh doanh buôn bán để cầu xin cả năm được may mắn, tiền vào như nước, gia đình sung túc. Nhà nào đã thờ Thần Tài từ trước thì chuẩn bị lễ cúng nhà nào về nhà mới thì lập bàn thờ Thần Tài mới làm lễ rước các ngài và cúng vía cùng lúc.
Ngày Vía Thần Tài nên cúng như thế nào để cả năm rước Lộc
Vấn đề vào ngày Vía Thần Tài nên cúng như thế nào, chuẩn bị lễ vật như thế nào và những điều nên – kiêng trong ngày cúng Vía Thần Tài để được các vị phù hộ là điều rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những gia đình trẻ mới lập bàn thờ mới chưa từng trải qua những việc này.
Theo các chuyên gia về Phong Thủy, vào ngày Vía Thần Tài (Mồng 10 Tháng Giêng) mọi người nên chuẩn bị lễ cúng Thần Tài để cầu xin một năm may mắn, mua may bán đắt, công việc thuận buồm xuôi gió tiền vào bạc tỉ…
Cúng Vía Thần Tài cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Theo quan niệm từ xưa, lễ vật cúng Vía Thần Tài gồm: 1 con cá tràu (cá quả) nướng, một miếng thịt heo quay (1 con heo quay cũng được), 1 con tôm, 1 con cua, 1 đĩa ngũ quả tươi, một lọ hoa tươi, một bộ tiền vàng mã cúng Thần Tài. Dân gian cũng tương truyền rằng Thần Tài rất thích ăn heo quay và chuối đã chín vàng nên 2 món này không được thiếu trong lễ cúng vía thần Tài.
Một lễ vật nữa cũng rất cần thiết trong ngày cúng vía thần tài đó là vàng gia chủ vừa mua mới. Theo tục cúng vía Thần Tài từ xưa việc mua một trang sức bằng vàng đặt lên bàn thờ Thần Tài lúc cúng để xin Lộc, sau đó đeo trang sức bằng vàng đó trên người sẽ được may mắn suốt cả năm. Đó là lý do tại sao cứ vào ngày Đại Tài (Mùng 10 Tháng Giêng) người người lại đổ xô đi mua vàng.
>> Tham khảo thêm: Cách trang trí bàn thờ thần tài để Chiêu Tài Đón Lộc
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài
Để việc thờ cúng Thần Tài trở nên linh nghiệm và nhận được nhiều may mắn, gia chủ khi thờ cúng các vị nên lưu ý những điều cơ bản sau đây:
- Tượng các ngài nên chọn những pho tượng Thần Tài, Ông Địa có gương mặt tươi cười hoan hủ, sáng sủa, tượng không bị nứt mẻ, nhìn vào toát lên sự phú quý. Nên chọn tượng làm từ các chất liệu sứ, bột đá cao cấp.
- Hàng ngày thắp hương cho các vị hai lần buổi sáng từ 6 – 7h và buổi chiều tối từ 18h – 19h. Thay nước uống mỗi lần thắp hương, thay nước trong lọ hoa và bàn thờ luôn luôn có hoa quả tươi, đặt biệt là chuối chín vàng
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Không để các vật nuôi trong nhà quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài.
- Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.
Bài văn khấn Thần Tài năm 2019
Ngoài ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, mọi người vẫn chọn mùng 10 âm lịch hàng tháng để cúng Thần tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.
Nếu bạn đang chuẩn bị Lập bàn thờ Thần Tài mới có thể tham khảo những mẫu bàn thờ Thần Tài đẹp mà chúng tôi đang cung cấp
[bantho-shortcode]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!